Hướng dẫn mua bán trên sàn thương mại điện tử Việt Nam
.Sàn thương mại điện tử là gì?
Ngày 25/9/2021, Nghị định 85/2021/NĐ-CP ra đời. Khái niệm về sàn giao dịch điện tử được quy định theo các văn bản pháp luật hiện hành như: “Sàn thương mại điện từ là một trang web thương mại điện tử cho phép những cá nhân, tố chức và thương nhân không thuộc quyền sở hữu website có thể tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa cũng như dịch vụ trên đó. Sàn thương mại điện tử trong nghị định này không bao gồm các trang web giao dịch chứng khoán trực tuyến’”
.Sàn thương mại điện tử là gì?
Ngày 25/9/2021, Nghị định 85/2021/NĐ-CP ra đời. Khái niệm về sàn giao dịch điện tử được quy định theo các văn bản pháp luật hiện hành như: “Sàn thương mại điện từ là một trang web thương mại điện tử cho phép những cá nhân, tố chức và thương nhân không thuộc quyền sở hữu website có thể tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa cũng như dịch vụ trên đó. Sàn thương mại điện tử trong nghị định này không bao gồm các trang web giao dịch chứng khoán trực tuyến’”
2. Sàn thương mại điện tử đóng góp vào kinh tế số như thế nào?
* Vai trò của sàn thương mại điện tử
* Hình thức kinh doanh áp dụng công nghệ, điện tử
Có thể nói sàn thương mại điện từ là một hình thức kinh doanh online phổ biến nhất trên thị trường hiện nay. Trong đó, người bán và người mua đều cùng được tiếp cận với không gian mạng được bên quản lý cung cấp. Họ tìm thấy nhau để tiến hành các giao dịch mang tính tiện ích. Đây là hình thức kinh doanh biểu tượng cho cuộc cách mạng công nghiệp hiện đại.
* Tiết kiệm thời gian và mua sắm hiệu quả
- Trải qua nhiều năm hình thành và phát triển với thời gian chưa thực sự dài. Nhưng có thể thấy sàn thương mại điện tử đã mang đến những đột phá và thành công mới cho kinh doanh cũng như việc phát triển kinh tế. Nó đóng vai trò như một cầu nối giúp liên kết để tạo ra một môi trường giao dịch, mua bán trực tuyến thuận tiện cho cả bên bán lẫn bên mua.
- Có rất nhiều các cửa hàng cung cấp mọi sản phẩm, cạnh tranh nhau cả về giá cả, chất lượng lẫn cách thức tiếp cận khách hàng. Cơ hội được chia đều cho cả doanh nghiệp cũ và mới cùng tham gia sàn giao dịch. Họ được truy cập thường xuyên xuất hiện trên các trang thương mại điện tử để tìm kiếm những sản phẩm ưng ý.
* Vai trò đối với các doanh nghiệp
- Sàn thương mại điện tử giúp cho doanh nghiệp có thể thiết lập sự hiện diện của người dùng trên thị trường. Qua đó mở ra những cách thức quảng bá, tiếp cận cũng như giới thiệu sản phẩm một cách hiệu quả. Tiếp cận khách hàng tiềm năng dễ dàng và nhanh chóng. Những phản hồi của khách cũ cũng phần nào quyết định sự thành công và hiệu quả bán hàng trong tương lai của cửa hàng.
- Đưa những sản phẩm đến khách hàng một cách đúng lúc và nhanh chóng. Đặc biệt là cho người mua quyền được so sánh, chọn lựa để tìm ra bên cung cấp tốt nhất. Họ có thể nắm rõ các thông tin của bên bán cũng như sản phẩm được bán.
* Vai trò đối với những người tiêu dùng
- Các nền tảng thương mại điện tử ra đời như một giải pháp vô cùng hữu ích và thiết thực đối với người tiêu dùng. Bởi nhu cầu sử dụng những tiện ích này ngày càng được tăng cao.
- Người tiêu dùng có như cầu mua sắm và nhận được những tiện ích từ sàn thương mại điện bởi giá cả cạnh tranh, sản phẩm phù hợp với từng đối tượng người tiêu dùng. Họ cũng không mất quá nhiều thời gian để đến cửa hàng chọn lựa và phải tự mang đồ về.
- Hơn nữa, họ còn được hỗ trợ tối ưu quá trình thanh toán và vận chuyển. Chỉ cần ngồi một chỗ bạn đã có thể hoàn thành việc đặt hàng, nhận hàng cũng như thanh toán.
3. Có thể mua hoặc bán gì trên sàn thương mại điện tử?
Các sàn thương mại điện tử cung cấp một nền tảng để mua và bán hàng trực tuyến. Dưới đây là một số loại hàng hóa và dịch vụ phổ biến mà bạn có thể tìm thấy trên các sàn thương mại điện tử:
- Sản phẩm điện tử: Điện thoại di động, máy tính bảng, máy tính xách tay, máy ảnh, TV, âm thanh, thiết bị gia dụng thông minh và các thiết bị điện tử khác.
- Thời trang và phụ kiện: Quần áo, giày dép, túi xách, trang sức, đồng hồ, kính mát, nón, khăn quàng cổ và các phụ kiện thời trang khác.
- Sản phẩm gia dụng: Đồ nội thất, đồ trang trí nhà cửa, đồ dùng nhà bếp, đồ gia dụng, đèn chiếu sáng, đồ điện tử gia đình và các sản phẩm khác liên quan đến gia đình.
- Mỹ phẩm và chăm sóc cá nhân: Mỹ phẩm, chăm sóc da, nước hoa, dầu gội, dầu xả, kem đánh răng, dụng cụ làm đẹp và các sản phẩm chăm sóc cá nhân khác.
- Sách và văn phòng phẩm: Sách in, sách điện tử, bút, giấy, sổ tay, hồ sơ, mực in và các văn phòng phẩm khác.
- Thực phẩm và đồ uống: Thực phẩm tươi sống, đồ ăn nhanh, đồ uống, trà, cà phê, đồ ngọt và các sản phẩm thực phẩm khác.
- Đồ chơi và đồ trẻ em: Đồ chơi, đồ chơi giáo dục, sách truyện tranh, quần áo trẻ em, sản phẩm chăm sóc trẻ em và các sản phẩm khác dành cho trẻ em.
- Các dịch vụ: Đặt phòng khách sạn, vé máy bay, đặt vé xem phim, đặt vé sự kiện, dịch vụ vận chuyển và các dịch vụ trực tuyến khác.
Ngoài ra, còn nhiều loại hàng hóa và dịch vụ khác mà bạn có thể mua hoặc bán trên các sàn thương mại điện tử. Tùy thuộc vào sàn thương mại cụ thể, phạm vi các mặt hàng có thể thay đổi.
Bên cạnh đó, người dân có thể bán sản phẩm đặc sản vùng miền, các sản phẩm OCOP của địa phương trên sàn thương mại điện tử từ đó góp phần giới thiệu vùng miền và văn hóa địa phương, bảo tồn và phát triển kinh tế địa phương cũng như tăng khả năng tiếp cận và tiếp thị đối với các sản phẩm OCOP. Đồng thời cũng góp phần xây dựng và tăng cường thương hiệu cho các sản phẩm OCOP trên thị trường.