Tuesday, 17/09/2024 | 01:50
Chào mừng các bạn đến với Trang thông tin điện tử thị trấn Tiên Điền
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Chiến dịch bảo vệ an toàn, an ninh mạng cho trẻ em trên không gian mạng

Từ ngày 9/7, Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT phối hợp với nhiều hiệp hội, đơn vị tổ chức các tọa đàm cùng các hoạt động nhằm đẩy mạnh công tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng; tổ chức các chương trình và cuộc thi cho trẻ em nhằm tuyên truyền, cung cấp kiến thức, kỹ năng sử dụng internet an toàn, hiệu quả cho học sinh, phụ huynh học sinh trên cả nước; tạo ra một sân chơi lành mạnh, bổ ích, phát huy khả năng tư duy của học sinh, giúp các em nhận diện và phòng, tránh các nguy cơ mất an toàn trên môi trường mạng.

Từ ngày 9/7, Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT phối hợp với nhiều hiệp hội, đơn vị tổ chức các tọa đàm cùng các hoạt động nhằm đẩy mạnh công tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng; tổ chức các chương trình và cuộc thi cho trẻ em nhằm tuyên truyền, cung cấp kiến thức, kỹ năng sử dụng internet an toàn, hiệu quả cho học sinh, phụ huynh học sinh trên cả nước; tạo ra một sân chơi lành mạnh, bổ ích, phát huy khả năng tư duy của học sinh, giúp các em nhận diện và phòng, tránh các nguy cơ mất an toàn trên môi trường mạng.

Với trẻ em, cần 2 chữ “C” là “Cẩn thận” khi cho trẻ truy cập vào các nội dung, và “Chia sẻ” khi các cháu gặp các sự cố.

Với cha mẹ và giáo viên, cần 2 chữ "C" là “Chú ý” khi các cháu truy cập vào trang web nào, tương tác, kết bạn với ai, và “Che chở” khi các cháu gặp sự cố, tránh có những hành động gây tổn thương, sợ hãi.

1. Nguy cơ đối với trẻ em trên không gian mạng
1.1. Thực trạng

Trẻ em trên thế giới nói chung và trẻ em Việt Nam nói riêng đã được tiếp cận với internet từ rất sớm. Việt Nam có khoảng 24,7 triệu người là trẻ em, trong đó 2/3 trẻ có thể tiếp cận thiết bị kết nối Internet. Điều này cho thấy mức độ tham gia các hoạt động trên không gian mạng của trẻ em ở Việt Nam là rất lớn, đặc biệt là sau đại dịch Covid, gần như hoạt động của mọi người thông qua các hình thức trao đổi thông tin trực tuyến.

Trẻ em sử dụng internet hay mạng xã hội để phục vụ nhu cầu học tập, giải trí kết nối bạn bè trên internet ngày càng gia tăng. Trẻ em có độ tuổi càng lớn thì các nhu cầu sử dụng internet cả về thời lượng và mục đích ngày càng cao. Theo Báo cáo hiện trạng về Ngăn chặn hành vi gây tổn hại ở Việt Nam của Tổ chức UNICEF công bố vào ngày 03/08/2022 cho thấy: Trẻ em Việt Nam trong độ tuổi 12-13 tuổi có 82% trẻ sử dụng internet; con số này tăng lên 93% đối với trẻ từ 14-15 tuổi; 75% trẻ trong độ tuổi từ 12-13 tuổi sử dụng ít nhất 1 lần/ngày và con số này tăng lên đáng kể đối với trẻ từ 14-15 tuổi, 90% trẻ trong độ tuổi này sử dụng internet hàng ngày.

Một nghiên cứu của Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số (CCIHP) chỉ ra rằng, gần 36,5% trẻ em đã phải trải nghiệm các thông tin, hình ảnh liên quan đến bạo lực trên Internet. Hơn 13% trẻ em bị tiếp xúc không mong muốn với các tài liệu khiêu dâm. Khu vực châu Á có rủi ro xâm hại trẻ em trên mạng là cao nhất với 33%. Chỉ có khoảng 1/3 trẻ em được dạy, tập huấn về đảm bảo an toàn trên mạng dưới một số hình thức.

Còn trong một dự án nghiên cứu của UNICEF năm 2022 khảo sát với 994 trẻ em Việt Nam từ 12 đến 17 tuổi, thì có tới 2% cho biết trong năm qua đã bị yêu cầu trò chuyện về tình dục khi bản thân không mong muốn, 1% bị yêu cầu chia sẻ hình ảnh, video khỏa thân; 8% nhận được những bình luận khiếm nhã, 5% nhận được những hình ảnh nhạy cảm không mong muốn. Ngoài ra trẻ cũng gặp phải nhiều đề nghị cho tiền hoặc đổi quà để đổi lấy hình ảnh, video nhạy cảm hoặc thực hiện hành vi đe dọa, tống tình để ép trẻ tham gia hoạt động tình dục.

1.2. Nguy cơ

Việc sử dụng internet ngày càng gia tăng, đối với trẻ em, đối tượng chưa có đầy đủ nhận thức như trẻ em, các rủi ro, nguy cơ khi hoạt động trên không gian mạng càng lớn và gây ra nhiều hậu quả khôn lường, có thể kể đến như:

(1) Tiếp cận thông tin không phù hợp: Việc tiếp cận, tìm kiếm các thông tin dễ dàng, đa dạng là trong những nguyên nhân khiến trẻ dễ dàng tiếp cận với những nội dung độc hại như bạo lực, khiêu dâm, ma túy…;
Chính những thông tin này có thể gây ảnh hưởng tinh thần, làm lệch lạc suy nghĩ, lối sống và sự trưởng thành của trẻ.

(2) Phát tán thông tin riêng tư, thông tin cá nhân của trẻ: Có rất nhiều lý do từ chủ quan đến khách quan, việc chia sẻ thông tin, hình ảnh 1 cách vô tư không kiểm soát trên mạng xã hội, forum, diễn dàn … cũng có thể dẫn đến nhiều ảnh hương tiêu cực cho trẻ em.Việc này đôi khi là vô tư nhưng cũng là hành động rất nguy hiểm, thậm chí vi phạm pháp luật. Những kẻ săn lùng trẻ em trên mạng.

(3) Trẻ bị bắt nạt trực tuyến: Theo kết quả một nghiên cứu được công bố của Microsoft, 38% người dân ở 32 quốc gia nói rằng, họ đã từng liên quan đến một vụ bắt nạt, với tư cách là nạn nhân, người có hành vi bắt nạt hoặc là người chứng kiến. Tại Việt Nam, 51% người dùng mạng, bao gồm 48% người trưởng thành và 54% thanh thiếu niên, cho biết họ từng có liên quan đến một "vụ bắt nạt". 21% đáp viên cho biết họ từng là nạn nhân và 38% là người đứng ngoài hoặc chứng kiến hành vi bắt nạt hoặc quấy rối.Thường những trẻ từ 10-14 tuổi sẽ bị bắt nạt qua mạng nhiều nhất. 46% thanh thiếu niên Mỹ trong độ tuổi 13-17 từng bị bắt nạt trên mạng. Bắt nạt trên mạng ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt là ở lứa tuổi thanh thiếu niên, khi không gian số ngày càng mở rộng và công nghệ ngày càng phát triển. Nạn nhân của bắt nạt trên mạng có thể rơi vào trạng thái lo âu, sợ hãi, thất vọng, bị hạ thấp lòng tự trọng, tăng ý định tự tử và có nhiều phản ứng cảm xúc tiêu cực bao gồm sợ hãi, thất vọng, tức giận hoặc chán nản.

(4) Trẻ sử dụng Internet quá mức dẫn đến nghiện game, nghiện mạng xã hội:Số liệu từ WHO thì 70 - 80% số trẻ em từ 10 - 15 tuổi thích chơi game online, trong đó tỷ lệ trẻ bị nghiện game chiếm khoảng 10 - 15%. Sức hấp dẫn từ việc sử dụng các nền tảng, trò chơi càng lớn làm cho trẻ bị nghiện. Trẻ thu mình trên thế giới thực. Một số trẻ có tâm trạng bất ổn, không tập trung, ảnh hưởng não bộ và trí nhớ bị giảm sút, rối loạn giấc ngủ. Thậm chí bị trầm cảm hoắc rối loạn hành vi. Một khi rơi vào vòng xoáy nghiên game thì sẽ rất khó khăn để cai nghiện.

(5) Trẻ bị lôi kéo, dụ dỗ, quấy rối, lừa đảo, dọa nạt, tống tiền, ép tham gia các hoạt động phi pháp, mại dâm, bị xâm hại tình dục.

Như vậy có thể thấy rằng mạng ảo, hậu quả thật là vấn đề rất phổ biến và chúng ta thường gặp hiện nay.

2. Đảm bảo ATTT cho trẻ trên không gian mạng

Để có thể bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng Chính phủ cũng đã đề ra nhiều giải pháp đồng bộ, cần sự vào cuộc của toàn xã hội, cụ thể như trong quyết định 830/QĐ- Ttg đã đề cập 05 nhóm nhiệm vụ, giải pháp cần chú trọng triển khai trong công tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng bao gồm:

(1) Xây dựng, hoàn thiện hành lang pháp lý: Xây dựng hành lang pháp lý với việc đặt trẻ làm trung tâm trong việc xây dựng chính sách, và lấy ý kiến của trẻ về cơ chế và chính sách tác động đến trẻ;

(2) Giáo dục, truyền thông nâng cao nhận thức và trang bị kỹ năng: Tổ chức các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức ở quy mô quốc gia. Việc nâng cao nhận thức được thể hiện thông qua chương trình giáo dục các nội dung trang bị kiến thức về môi trường mạng cho trẻ em, khuyến khích cha mẹ, người chăm sóc trẻ, giáo viên cập nhật các kiến thức, phương pháp hướng dẫn trẻ các kỹ năng tự bảo vệ mình, có khả năng tự phát hiện và tố cáo các hành vi có nguy cơ xâm hại khi tham gia trên môi trường mạng

(3) Triển khai các biện pháp, giải pháp kỹ thuật, ứng dụng công nghệ: Triển khai các giải pháp kỹ thuật nhằm kết nối, chia sẻ dữ liệu, thu thập, phân tích thông tin, giám sát việc tuân thủ chặn lọc, gỡ bỏ các nội dung xâm hại trẻ trên môi trường mạng;

(4) Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, nâng cao năng lực thực thi pháp luật; (Hoàn thiện cơ cấu tổ chức đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ để đáp ứng các yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ, kịp thời ứng phó với các vấn đề liên quan đến trẻ em trên môi trường mạng

(5) Tăng cường hợp tác quốc tế

Đối với Cha mẹ, thầy cô, người chăm sóc trẻ cần lưu ý

Che chở: Đồng hành bảo vệ, lắng nghe che chở trẻ em khi trẻ gặp bất kỳ sự khó khăn nào, hướng dẫn con trẻ cách xử lý tình huống gặp phải phù hợp với độ tuổi.

Chú ý: Luôn chú ý, theo dõi, giám sát hoạt động của con trẻ khi trẻ tham gia không gian mạng.

Thứ 1: Nâng cao nhận thức cho trẻ về việc sử dụng internet an toàn, mạng xã hội an toàn: Hiện nay, các mạng xã hội đều có các tiêu chuẩn cộng đồng quy định độ tuổi trẻ được sử dụng mạng xã hội. Ví dụ đa phần các mạng xã hội quy định độ tuổi được phép sử dụng là 13 tuổi. Song rất nhiều bố mẹ không để ý đến các quy định này nên đó là nguyên nhân đầu tiên trẻ thường tiếp cận thông tin không phù hợp. Do đó, quan trọng nhất là nhận thức “Chỉ có trẻ sử dụng khi đủ tuổi và thường xuyên phải chia sẻ cho con các rủi ro con có thể gặp phải và cách đối phó.”

Thứ 2: Thiết lập các quy tắc về việc sử dụng máy tính, thiết bị mạng cho con cái mình Quy định độ tuổi sử dụng, thời gian sử dụng và thiết lập các tính năng giúp trẻ an toàn. Ví dụ đối với trẻ em khi sử dụng youtube hay cho trẻ sử dụng youtube kid hoặc nếu bắt buộc phải sử dụng youtube hãy vào phần cài đặt chọn chế độ, kích hoạt chế độ hạn chế. HOặc khi sử dụng nền tảng mạng xã hội như Facebook, Tiktok, zalo … hãy dạy trẻ sử dụng chế độ riêng tư và cài đặt an toàn…

Thứ 3: Trang bị các giải pháp bảo vệ an toàn thông tin cho gia đình như các phần mềm phòng chống mã độc, virus, các giải pháp chặn lọc thông tin xấu, sản phẩm giám sát và ngăn chặn các thông tin độc hại khi con cái truy cập Một số phần mềm miễn phí ví dụ: Cyberpurify kid có thể cài đặt trên add on trình duyệt; khi cài đặt phần mềm này thì có thể chặn lọc các nội dung độc hại tự động theo phương thức làm mờ hoặc chuyển hướng. Hoặc có thể cài đặt các ứng dụng như Mobile guard; google family link; kaperskysafe kid. Ttrong trường hợp có quá nhiều thiết bị sử dụng ở nhà thì có thể chọn giải pháp kiểm soát chỉ thông qua 1 thiết bị wifi như giải pháp Safegate Family của SCS hay Cyberpurify egg của Cyberpurify… Để bảo vệ trẻ em khỏi những nguy hiểm trên môi trường mạng, Trung tâm VNCERT/CC - đơn vị thường trực của Mạng lưới ứng cứu bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng cũng tổng hợp rất nhiều thông tin các giải pháp đồng hành cùng con. Có thể tham khảo tại https://vn-cop.vn/tai-lieu/mot-so-thiet-bi-phan-mem-cong-nghe-ho-tro-bao-ve-tre-em-tren-moi-truong-mang-tai-gia-dinh.html

Thứ 4: Luôn quan tâm, sát sao với những nội dung trên mạng mà con cái đang tiếp cận trên không gian mạng. Quan tâm nhiều hơn đến cảm xúc của con cái, việc không được tham gia các hoạt động ngoài trời dễ dẫn đến việc trẻ nhỏ tìm đến các nội dung giải trí trên mạng.

Điều quan trọng nhất vẫn là trang bị cho trẻ những kiến thức, kinh nghiệm sử dụng mạng an toàn có thể coi như là “Vắc xin số” để trẻ em có thể tự bảo vệ, tự phát triển an toàn lành mạnh trên môi trường mạng.


Liên kết Liên kết

Thống kê trong ngày Thống kê trong ngày

Đang online : 2
Tất cả : 20.639

Sự kiện Sự kiện